Category Archives: Nhìn ra Thế giới

Cuộc gặp giữa Obama và Tập Cận Bình – Quan hệ Mỹ-Trung: bước ngoặc quan trọng

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa tổng thống Mỹ, Barack Obama với tân chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình vào 2 ngày 07-08/06/2013 sẽ diễn ra tại khu nghỉ mát biệt lập Sunnylands trong sa mạc ở Nam California, tổng thống Obama đã cử Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoakỳ, Tom Donilon sang Bắckinh để gặp các nhà lãnh đạo Trungcộng. Trong cuộc gặp với cố vấn Tom Donilon, ông Tập Cận Bình nói rằng: “Quan hệ của Bắckinh với Washington đang ở vào một bước ngoặt quan trọng, để dựa vào những thành công trong quá khứ và mở ra những chiều kích mới cho tương lai”. Ông Donilon nói với ông Tập Cận Bình rằng: “Cuộc họp thượng đỉnh này là một cơ hội để hai nhà lãnh đạo thực hiện các cuộc thảo luận cặn kẽ về các mối quan hệ song phương”. Trong số các vấn đề có phần chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận là mối căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Những lời Hoakỳ tố cáo về các hoạt động gián điệp trên mạng do chính phủ Bắckinh hậu thuẫn. Những vụ tranh chấp lãnh thổ Trung Cộng với Nhậtbản và các nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á. Đặc biệt hôm nay 28/05/13, cố vấn An Ninh Quốc Gia, Tom Donilon gặp viên tướng cao cấp của Trung Cộng là Phạm Tường Long để đưa ra lời kêu gọi: “Hai bên nên tăng tiến những hoạt động quân sự ‘phi truyền thống’ như gìn giữ hoà bình, chống hải tặc, và cứu trợ thiên tai”.

Tiếp tục đọc

Biến pháp “mèo Mỹ vờn chuột Tầu” nơi nơi tăng cường trang bị vũ khí

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Nước Mỹ hiện nay là một siêu cường cả về kinh tế, quân sự, chính trị trong tiến trình “Toàn Cầu Hóa thị trường” và “Dân Chủ Hóa toàn cầu”. Nên việc chính quyền Obama quyết định chuyển trục chiến lược toàn cầu của Hoakỳ sang Châu Á “sẽ làm tăng cơ hội đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, để trang bị cho các nước Đồng Minh”. Đó là nhận định của ông Fred Dowey phó chủ tịch phụ trách an ninh thuộc Hiệp Hội Ngành Công Nghiệp Hàng Không Không Gian Mỹ. Một tổ chức thương mại, tập hợp các nhà sản xuất vũ khí Hoakỳ như: Lockheed Martin Corp, Boeing Co, Northrop Grumman Corp…Theo dự báo của tổ chức này, được công bố vào cuối tháng 12/2012 thì nhu cầu mua các loại vũ khí đắt tiền của Mỹ sẽ tăng trong vài năm tới. Đối với Washington, việc tăng cường mua vũ khí giúp củng cố quan hệ ngoại giao và thúc đẩy hợp tác lâu dài với các Đồng Minh. Ông Rupert Hammond-Chambers thuộc tập đoàn BowerGroupAsia, tư vấn cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, dự báo: “Ngân sách quốc phòng của các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trước thái độ hung hăng quyết đoán của Trungquốc trong các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông”. Còn phải kể cả Ấn Độ lẫn các nước Trung Cận Đông nữa cũng đều phải tăng cường mua khí giới để đề phòng tham vọng bành trướng của Trungcộng, bởi chiến lược những “viên ngọc trai” ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương của Tầu nữa.

Tiếp tục đọc

Xin Bỏ Ngoài Tai Những Lời Đồn Vô Căn Cứ Của Các Tiên Tri Giả

Nhân biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ chức, trong mấy ngày qua, nhiều tin đồn đã được đưa ra trên Internet về việc chọn Đức Giáo Hoàng mới, gây hoang mang cho nhiều tín hữu khi vô tình đọc được những tin này qua emails

Cụ thể , các “tiên tri” giả này đã phóng đại tưởng tượng của họ về Tân Giáo Hoàng sẽ là người thế này thế nọ và còn “tiên tri” rằng ngày tận thế đã gần kề và quỉ vương sẽ ra đời !.

Liên quan cụ thể đến điều họ gán cho ngôn sứ Malachi đã “tiên tri” về tân Giáo hoàng, xin được minh xác như sau:

1- Tiên tri hay Ngôn sứ Malachi (hay Malakia = Sứ thần của Ta) là ngôn sứ cuối cùng trong thời Cựu Ước, sống vào khoảng thế kỷ thứ V trước Chúa Giáng Sinh. Sách của ngài chỉ có 3 chương được chia làm hai phần nói về tình thương của Chúa đối với dân Israel và phê phán giới tư tế đã không chu toàn trách nhiệm tế lễ của họ.

Tiếp tục đọc

Châu Âu xem đối lập Syria là «đại diện chính đáng của nhân dân»

Các thành viên của Liên minh đối lập Syria, lần lượt từ trái sang: Suheir Atassi, Riad Seif, Mouaz Alkhatib và Ngoại trưởng Anh William Hague trong cuộc họp tại Luân Đôn ngày 16/11/2012.Các thành viên của Liên minh đối lập Syria, lần lượt từ trái sang: Suheir Atassi, Riad Seif, Mouaz Alkhatib và Ngoại trưởng Anh William Hague trong cuộc họp tại Luân Đôn ngày 16/11/2012.

REUTERS/John Stillwell/Pool

Liên minh đối lập Syria chống chế độ Al Assad là đại diện « chính đáng » của nhân dân Syria. Trên đây là quyết định của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, chỉ mới có ba nước là Pháp, Ý và Anh xem Hội đồng Quốc gia Syria, có trụ sở đặt tại thủ đô Ai Cập, là đại diện « duy nhất » của Syria.

Obama dùng chiến thuật cương nhu với Miến Điện

Photo By JASON REED/REUTERS

Hàng chục ngàn người hân hoan chào mừng vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Miến Điện. Barack Obama đã khéo léo sử dụng một chiến thuật vừa tưởng thưởng vừa gây áp lực để chính sách cải cách phải được tiếp tục. Hoa Kỳ không ảo tưởng về những chướng ngại trong tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện nhưng có nhiều lá chủ bài và thời cơ thuận tiện.
Là vị tổng thống Mỹ tại chức đầu tiên đến thăm Miến Điện, Ông Barack Obama đã chứng tỏ bản lãnh khôn khéo của lãnh đạo siêu cường, cân bằng áp lực và khen thưởng để thúc đẩy môt chế độ dân chủ nửa vời đi sâu vào con đường cải cách.

Châu Á – Thái Bình Dương là trụ cột chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trả lời phỏng vấn báo chí trên chuyến bay đến Úc ngày 12/11/2012 để dự đối thoại chiến lược Mỹ-Úc .Leon Panetta: Châu Á-Thái Bình Dương là trụ cột chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trả lời phỏng vấn báo chí trên chuyến bay đến Úc ngày 12/11/2012 để dự đối thoại chiến lược Mỹ-Úc .

REUTERS/Saul Loeb/Pool

Đức Tâm

Hôm nay, 13/11/2012, trên đuờng tới Perth, Úc để tham dự đối thoại chiến lược song phương, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố rằng trụ cột chiến lược của Hoa Kỳ hướng sang vùng châu Á Thái Bình Dương là thực sự, nằm trong khuôn khổ kế hoạch lâu dài.

Tiếp tục đọc

Mỹ chuẩn bị trừng-trị kẻ tấn công Tòa Đại-sứ Hoa-kỳ tại Lybia

Sau cái chết của nhà ngoại giao Mỹ, Christopher Stevens trong vụ sứ quán nước này ở Libya bị tấn công, chính quyền Obama lập tức điều tàu chiến tới Libya, phối hợp với các máy bay trinh sát không người lái truy tìm những kẻ tấn công và thề sẽ trả thù.

Mỹ điều tàu chiến tới Libya“Một nhóm Thủy quân lục chiến thuộc Hạm đội An ninh Chống khủng bố (FAST) đang được điều động tới Lybia”, AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay. Theo đó, nhóm FAST bao gồm 50 lính thủy đánh bộ tới Libya để truy tìm những kẻ tấn công lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, giết chết 4 công dân Mỹ trong đó có nhà ngoại giao kỳ cựu Christopher Stevens. Ba nạn nhân còn lại là cảnh vệ lãnh sự quán, cũng là công dân Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận tin này nhưng không tiết lộ, nhóm FAST sẽ được triển khai tới Thủ đô Tripoli hay thành phố Benghazi. Trong khi đó, CNN dẫn lời hai quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ, hai tàu khu trục của Mỹ là tàu USS Laboon và USS McFaul được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk cũng đang tiến về phía bờ biển Libya. Trong đó, tên lửa hành trình Tomahawk có thể được lập trình để tấn công các mục tiêu cụ thể.

Tàu khu trục USS Laboon của Mỹ đang trên đường đến Libya.

Tiếp tục đọc

Cuốn sách gây xôn xao dư luận Pháp: Nhà Vua, Hoàng tử và Vương quốc

Đã một tháng nay, cuốn tiểu thuyết của nữ tác giả Marie Guillaume làm xôn xao dư luận Pháp. Đây là một tác phẩm chính trị phát hành ngay sau cuộc bầu cử tổng thống và bầu nghị viện Pháp, trong đó đảng Xã hội PS và cánh tả thắng lớn, đảng UMP – Tập họp Phong trào Dân chúng của tổng thống Nicolas Sarkozy thất bại nặng nề.

Nhiều người am hiểu thời cuộc luyến tiếc ông Sarkozy, họ gọi thân mật là Sarko, ca ngợi ông tỏ ra có bản lãnh lãnh đạo trong nhiều cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, quân sự quốc gia và quốc tế. Ông có kinh nghiệm xử lý những cuộc khủng hoảng gay gắt, bất ngờ, như các vụ nổi dậy ở Bắc Phi, Tây Phi, các vụ vỡ nợ quốc gia ở Hy Lạp, Portugal…Ông Sarko ra đi là một thiệt thòi lớn cho nước Pháp.

Thế nhưng ông Sarkozy đã thất bại nặng nề. Ông là tổng thống Pháp cực hiếm chỉ tại chức có một nhiệm kỳ.

Các nhà bình luận hầu như nhất trí cho rằng Sarkozy thất cử chủ yếu là về lối sống chứ không phải vì bản lãnh chính trị yếu kém.

Tiếp tục đọc

Bill Clinton: Siêu sao tại Đại hội Đảng Dân chủ

TT Obama và cựu TT Clinton tại Đại hội đảng Dân chủ. Ảnh ngày 05/09/2012.TT Obama và cựu TT Clinton tại Đại hội đảng Dân chủ. Ảnh ngày 05/09/2012.
REUTERS/Jason Reed

Thanh Phương

Hôm qua, 05/09/2012, trong ngày thứ hai của Đại hội Đảng Dân chủ tại Charlotte ( bang North Carolina ), các đảng viên đảng này đã tiếp đón cựu tổng thống Bill Clinton như một siêu sao.

Ông Clinton, 66 tuổi, đã phát biểu gần 1 tiếng đồng hồ để cố thuyết phục dân Mỹ rằng tổng thống Obama sẽ khôi phục được nền kinh tế nếu ông tái đắc cử, cáo buộc rằng chính các vị tiền nhiệm của Obama đã khiến kinh tế đi đến chổ lụn bại như thế.

Tiếp tục đọc

Những tin không vui cho Tổng thống Obama

…Hàng loạt tin xấu tiếp tục lu mờ hình ảnh TT Obama những ngày qua…
Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc bước vào giai đoạn then chốt khi chỉ còn có khoảng mười tuần nữa là sẽ đến ngày bầu cử. Đại Hội đảng Cộng Hòa khai mạc ngày 27 tháng 8 này (trừ khi bị hoãn vì bão Isaac) tại Tampa, Florida, trong khi đảng Dân Chủ sẽ tổ chức Đại Hội bắt đầu ngày 3 tháng 9 sau đó tại North Carolina. Việc Cộng Hòa chỉ định dân biểu Paul Ryan làm ứng viên phó tổng thống cũng đã bất ngờ đổ xăng vào đầu máy, khiến cái xe tranh cử tăng tốc độ vùn vụt trong những ngày qua.
Tình trạng hậu thuẫn của đôi bên cũng vẫn như thời tiết, sáng nắng chiều mưa, thay đổi như chong chóng, vẫn chưa ai đoán được năm tới ai sẽ là tổng thống.
Tiếp tục đọc

Bài học từ Công đoàn Đoàn kết

Giáo hoàng John Paul II ôm hôn Lech Walesa ngày 11/6/1987 khi thăm Gdansk, nơi khai sinh Công đoàn Đoàn kếtPadraic Kenney
(Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Đại học Indiana, Hoa Kỳ)
Giáo hoàng John Paul II ôm hôn Lech Walesa ngày 11/6/1987 khi thăm Gdansk, nơi khai sinh Công đoàn Đoàn kết
Ngày 31/8 năm nay, Ba Lan kỷ niệm 32 năm ngày chính quyền Cộng sản Ba Lan ký thỏa thuận với công nhân, cho phép thành lập một công đoàn mới không bị chính quyền kiểm soát.
Đoàn kết, tên gọi của tổ chức công đoàn Ba Lan mà sau đó trở thành lực lượng chống chế độ Cộng sản lớn nhất thế giới, bắt đầu là một lý tưởng, một lời kêu gọi phẩm chất hy sinh vì nhau.

Liên Bang Nga và Á Châu Thái Bình Dương

Tiềm thủy đỉnh Amur-1650

Những ngày cuối tuần 8 và 9 tháng 9 dương lịch năm 2012, l ãnh đạo của các quốc gia trong Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Coperation) gọi tắt là APEC sẽ nhóm họp tại hải đảo Russky Island thuộc Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga. Người ta thường nghĩ rằng nếu năm 2011, Hội Nghị khai diễn tại Honolulu và Mỹ đã thành công phát khởi Chiến Lược Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương thì năm nay Liên Bang Nga, quốc gia chủ nhà đang lo liệu tổ chức, cũng không bỏ lỡ cơ hội tìm một thế đứng có lợi trong khu vực.

Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương được thành lập năm 1989, nhằm khích lệ sự phát triển kinh tế, hợp tác, thương mại, đầu tư trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Đến nay APEC gồm có 21 hội viên : Úc Đại Lợi, Brunei Darussalam, Gia Nã Đại, Chi Lê, Trung Cộng, Hồng Kông, Nam Dương, Nhật Bản, Nam Hàn, Mã Lai, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan, Papua, New Guinea, Peru, Phi Luật Tân, Liên Bang Nga, Tân Gia Ba, Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ, Việt Nam. APEC chiếm khoảng 55% GDP toàn cầu với số dân 41% nhân loại.

Tiếp tục đọc

Mỹ sẽ triển khai lá chắn tên lửa ở Châu Á như thế nào?

Việt Hà, phóng viên RFA

Mới đây bộ quốc phòng Mỹ cho biết Hoa Kỳ và Nhật đang bàn thảo việc mở rộng lá chắn tên lửa của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

AFP

Sơ đồ quy trình hoạt động của hệ thống lá chắn tên lửa.

Ngăn chặn các mối đe dọa

Tờ Wall Street Journal trích lời của một giới chức Mỹ cho biết hệ thống lá chắn này có mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ Bắc Hàn và Trung Quốc. Trước đó, vào ngày 24 tháng 7, Trung Quốc lần đầu tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa mới DF-41 tại trung tâm thử nghiệm vũ trụ và tên lửa Ngũ Trại thuộc tỉnh Sơn Tây, miền Đông Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng đây là loại tên lửa có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân và bắn đến nhiều vị trí khác nhau trên lãnh thổ Mỹ. Tên lửa này, theo các nhà quan sát Mỹ, là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Để tìm hiểu thêm về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Á trước những diễn tiến mới từ Trung Quốc. Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh hàng hải thuộc viện Quan hệ Quốc tế của Nhật Bản.

Bầu cử Mỹ : Obama – Romney ráo riết vận động

Ứng cử viên Mitt Romney đến thăm ăn nạn nhân bão Isaac tại tại tiểu bang Louisiana.Ứng cử viên Mitt Romney đến thăm ăn nạn nhân bão Isaac tại tại tiểu bang Louisiana.
REUTERS/Brian Snyder

Thanh Hà

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy khả năng đắc cử của hai ông Barack Obama và Mitt Romney rất sít sao. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa ráo riết vận động tại các bang được coi là then chốt vì cử tri vẫn còn do dự. Hiện tại có từ 5 đến 10 % cử tri Mỹ chưa biết ủng hộ cho ai trong cuộc bầu cử ngày 06/11/2012.

Hai ngày sau đại hội của đảng Cộng hòa tại thành phố Tampa, bang Florida và 72 giờ trước đại hội của đảng Dân chủ, tại thành phố Charlotte bang Bắc Carolina, hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Mitt Romney và Barack Obama liên tục tìm đến với thành phần cử tri còn do dự.

Tiếp tục đọc

Đài Loan tập trận: Biển Đông bị khuấy động

Đài Loan lập pháo đài trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) - AFPĐài Loan lập pháo đài trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) – AFP

Trọng Nghĩa

Hôm nay 01/09/2012, trên nguyên tắc, Đài Loan cho khởi động cuộc tập trận trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Thái Bình. Hành động này nối tiếp theo một loạt quyết định được chính quyền Đài Bắc đưa ra gần đây nhắm khẳng định chủ quyền của họ tại Biển Đông, một đòi hỏi rộng khắp chẳng khác gì yêu sách của Bắc Kinh.

Theo các nhà phân tích, mục tiêu của Đài Loan là nhằm nhắc nhở thế giới rằng họ cũng có vai trò tại Biển Đông, nhưng các động thái đó đã khuấy động thêm tình hình vốn đang căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.

Tiếp tục đọc