Category Archives: Nguyễn Học Tập

Giáo hội công giáo “làm Chính trị” và “không làm chính trị”

Nguyễn Học Tập

Nếu để ý, trong lời tựa của bài đang viết, đọc giả đã thấy người viết dùng  hai hình  thức khác nhau khi đề cập đến từ ngữ chính trị, trong khi diển tả  Giáo Hội “làm Chinh Trị”“không làm chính trị”.

Khi diển tả động tác tích cực dấn thân hoạt động của Giáo Hội đối với chính trị, người viết dùng chữ hoa “làm Chính Trị “, trái lại trong khi nói đến lãnh vực không phải thuộc thẩm quyền và phận vụ của Giáo Hội, người viết dùng chữ thường “không làm chính trị “.

Vậy thì đâu là phận vụ và thẩm quyền “Chính Trị “, mà sự hiện diện của Giáo Hội là điều cần thiết, là bổn phận, Giáo Hội không thể vắng bóng?

Tiếp tục đọc

Tại sao Cộng sản không tôn trọng con người? (Phần 3)

Roma, Italia – 3 – Cộng sản chủ nghĩa, “thiên đàng trần thế” không tưởng.

Người Cộng Sản có thể diện cớ rằng mục đích đạt đến “…vinh quang của cộng sản chủ nghĩa” của họ, không có mục đích gì khác hơn là tạo được một xã hội cộng sản, trong đó không còn giai cấp, không còn xung khắc giữa lợi thú cá nhân và ích lợi của cuộc sống cộng đồng, bởi lẽ mọi người đều bình đẳng như nhau, liên đới thương yêu nhau , trong đó “mỗi người làm việc tuỳ khả năng , hưởng thụ tùy nhu cầu cá nhân” ( chủ thuyết của Marx) .

Trong một xã hội như vậy, không còn cần có tổ chức Quốc Gia, lập pháp, hành pháp ,tư pháp, bởi vì  Luật Pháp  không còn có ý nghĩa trong một xã hội không giai cấp và không có tương phản quyền lợi giữa giai cấp.

Tiếp tục đọc

Tại sao Cộng sản không tôn trọng con người? (Phần 2)

Roma, Italia –  2. Tại sao nhân quyền không được bảo đảm trong chế độ CS?

Chúng tôi đã bàn luận khá dài dòng sự khác biệt về quan niệm Luật Pháp giữa ý thức hệ dân chủ – tự do – nhân bản và ý thức hệ CS hay XHCN.

Chúng tôi cũng đã vượt quá lãnh vực chính trị, luật pháp khi mượn những trích dẫn tôn giáo để bàn luận thêm cho đề tài. Sự dài dòng trên của chúng tôi có thể được tha thứ, nếu chúng ta xét đến tầm quan trọng của câu xác định:

Nhân quyền có được bảo đảm hay không là do chính quan niệm về Luật Pháp và về nguồn gốc của nhân phẩm và các quyền căn bản bất khả xâm phạm của con người.

Như trên chúng tôi đã có dịp đề cập, nếu các Quốc Gia dân chủ và nhân bản Tây Âu quan niệm rằng:

Tiếp tục đọc

Tại sao Cộng sản không tôn trọng con người? (Phần 1)

Roma, Italia – TRONG Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN KHÔNG CÓ CON NGƯỜI

Trong bài “CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC “, chúng tôi đã có dịp bàn đến tinh thần “Dân Chủ Thực Hữu ” (Democrazia sostanziale) của người Đức nói riêng và của người  Tây Âu nói chung, trong phương thức tổ chức Quốc Gia của họ.

Điều đó có nghĩa là:

   – không những họ nêu lên trong Hiến Pháp và Luật Pháp của Quốc Gia các điều khoản luật về quyền và tự do của con người,

   – mà họ còn tiên liệu các thể thức và quy trách cho cơ chế Quốc Gia phải có trách nhiệm bảo vệ.

     * không những bảo đảm cho các quyền căn bản của con người, chống lại mọi vi phạm, bất cứ từ đâu đến,

     * mà cơ chế Quốc Gia còn phải tạo điều kiện và phương tiện thích hợp, nơi đâu chính người dân không thể tự mình giải quyết nổi, để giúp cho

   Tiếp tục đọc