Category Archives: Phạm Tín An Ninh

Ở Cuối Hai Con Ðường

(Câu chuyện cảm động có thực nói về tính nhân bản đầy tình người của người lính miền Nam được thể hiện rõ nét qua bài viết của tác giả Phạm Tín An Ninh, một sĩ quan QLVNCH và là một trong những “người tù cải tạo” bị giam ở miền Bắc sau 1975, tình cảm chân thật của Thượng úy Nguyễn Văn Thà, một sĩ quan thương binh bộ đội miền Bắc. Bài viết này được chuyển lên các hệ thống internet toàn cầu, được đọc trên các room paltalk với giọng đọc nghẹn ngào của các em thuộc thế hệ Việt Nam chưa hay không biết chiến tranh là gì. Chúng tôi xin được chạy đăng bài viết “Ở cuối hai con đường” vì nó phù hợp với luận điểm và nội dung của tác phẩm “Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn”: Cuộc chiến đấu tự vệ chính nghĩa và nhân bản của miền Nam Việt Nam so với cuộc chiến tranh xâm lược của cộng sản Việt Nam từ miền Bắc.

Tiếp tục đọc

Những Cánh Đại Bàng Sau Cơn Bão Lửa

Phạm tín an Ninh

Mùa hè Cali có những cơn mưa bất chợt. Riêng buổi chiều nay dù ngoài trời chói chang nắng hạ nhưng trong lòng tôi mơ hồ như đang ngập những cơn mưa. Trước mặt tôi hôm nay là những cánh đại bàng đã phải trải qua một cơn bão lửa. Cái hình ảnh bi tráng ấy thực sự đã gây trong tôi bao điều cảm xúc.

Tôi được một người đàn anh, cũng là cấp chỉ huy của tôi ngày trước, mời đến tham dự Buổi Họp Mặt Khóa Võ Bị Đà Lạt của anh. Buổi họp măt được đặt tên: Bảy Mươi Tuổi Đời – Năm Mươi Tuổi Lính. Chỉ mới nghe qua cái tên thôi, cũng đủ cảm thấy ngậm ngùi. Bởi ở tuổi bảy mươi, liệu các anh còn được gặp lại nhau bao nhiêu lần nữa, để cùng nhắc nhớ một thời trẻ trung, trận mạc. Thời mà hầu hết các anh đã từng là những cánh chim đại bàng xoải cánh trên các trận chiến hào hùng, oanh liệt, nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận một kết cuộc tức tưởi, oan khiên.

Tiếp tục đọc

Những Cánh Én Giữa Mùa Đông

Phạm Tín An Ninh

Tôi gặp anh trong buổi tiệc họp mặt mừng xuân của Hội Biệt Động Quân Nam Cali. Khi nghe giới thiệu, anh đến tìm tôi. Anh cầm tay hỏi lại tên tôi rồi nức nở với hai hàng nước mắt. Tôi ngạc nhiên, đứng dậy, im lặng xúc động nhìn anh khóc. Anh mặc bộ đồ bay màu đen, cao lớn, bô trai. Hàm râu mép vừa tăng vẻ cương nghị oai phong vừa đượm nét hào hoa lẫn một chút phong trần của những người đã từng một thời đi mấy về gió. Tôi vội vã cố lục lọi trong ký ức, nhưng không thể nhớ anh là ai, và đã từng gặp nhau chưa. Có thể là ngày xưa chúng tôi đã cùng tham dự một cuộc hành quân phối họp nào đó. Lúc ấy tôi là lính bộ binh, tham gia nhiều cuộc hành quân trực thăng vận, hoặc được L-19 bao vùng, Hỏa Long soi sáng hay được cận yểm bởi các oanh tạc cơ, mà chúng tôi xem như những chàng dũng sĩ, cứu tinh trong giờ phút lâm nguy.

Tiếp tục đọc

Cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh Kỳ

Phạm Tín An Ninh

“Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui …

Tiếp tục đọc

Vệt nắng cuối chiều

Phạm Tín An Ninh (Na Uy)

***

Tháng 7/75, khi mọi người vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp hoàn hồn trước bao thù hận, mất mát chia lìa, thì ở khu làng biển nghèo Bá Hà, một cậu bé 15 tuổi lại ngỡ ngàng trước một tin vui – có mẹ. Khi bà ngoại dắt Hưng vào nhà và chỉ một người đàn bà xa lạ, bảo đó là mẹ mình. Hưng bất ngờ đến sững sờ, cứ ngỡ như bà mẹ này vừa mới từ trên trời rơi xuống.
Từ khi sinh ra, rồi cả một thời tuổi thơ Hưng chỉ sống với bà ngoại. Ngoại nghèo khổ, một thân một mình vất vả làm thuê, gánh mướn, chắt chiu nuôi đứa cháu duy nhất của mình. Hưng lớn lên bằng tấm lòng bao la của ngoại và sóng gió của biển khơi mênh mông.