Category Archives: Trần Gia Phụng

Đại nạn trung hoa thời Trung sử

Trần Gia Phụng

Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán (Trung Hoa) tại Bạch Đằng Giang năm 938 (mậu tuất) và xưng vương năm 939 (kỷ hợi), đóng đô ở Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Từ đây, nước Việt vĩnh viễn thoát ra khỏi cảnh đô hộ của Trung Hoa, nhưng các triều đình Trung Hoa vẫn tiếp tục nhiều lần đem quân sang xâm lấn nước Việt.

LẦN THỨ NHẤT (981)

Sau cuộc đảo chánh không đổ máu lật đổ nhà Đinh (968-980), Lê Hoàn lên làm vua năm 980 (canh thìn), tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay). Về sau, ông thường được sử sách gọi là Lê Đại Hành.

Biết tình hình Đại Cồ Việt (quốc hiệu từ thời vua Đinh Tiên Hoàng) đang xáo trộn vì chuyện đổi ngôi, vua Trung Hoa là Tống Thái Tông (trị vì 976-997) sai sứ đem thư qua khuyến dụ và đe dọa. Lê Hoàn (trị vì 980-1005) lấy danh nghĩa con của vua Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Toàn, xin nhà Tống (Sung, 960-1279) cho nối ngôi vua cha. Tuy nhiên triều đình nhà Tống nắm rõ tình thế nước Nam, biết Lê Hoàn đã giành ngôi của Đinh Toàn, con của Đinh Tiên Hoàng, nên sai người đem một thư khác qua nói rằng “…Họ Đinh truyền nối được ba đời [ý chỉ Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Liễn, Đinh Toàn], trẫm muốn cho Đinh Toàn làm thống súy, khanh [chỉ Lê Hoàn] thì làm phó. Nếu Đinh Toàn không đáng tướng tài, hãy còn tính khí trẻ con thì nên cho ngay mẹ con và thân thuộc y sang đây…”

Tiếp tục đọc

Hồ chí minh và hội Tam điểm

Trần Gia Phụng

1.- NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO HỘI TAM ĐIỂM

Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử hiện đại hoạt động kín đáo, thường thay tên đổi họ, và thường che giấu hành tung của mình. Một trong những điều được ông che giấu suốt đời là việc ông gia nhập Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) Pháp năm 1922. Hồ Chí Minh đã dùng tên khác, viết sách để tự ca tụng mình, nhưng hoàn toàn không hé lộ một tý nào về việc ông gia nhập hội Tam Điểm. Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cũng tránh né không nói đến trong các bản tiểu sử của Hồ Chí Minh.

Tài liệu bằng tiếng Việt đầu tiên và duy nhất lưu hành ở Hà Nội, nói về việc Hồ Chí Minh gia nhập Hội Tam Điểm có lẽ là sách Nguyễn Ái Quốc tại Pari 1917-1923, Nxb: Thông Tin Lý Luận ấn hành năm 1989, tác giả là bà Thu Trang. Trong sách nầy, bà Thu Trang viết rằng: “Theo một mật báo đã ghi ngày 14 tháng 6 năm 1922, Nguyễn Ái Quốc được chấp nhận vào Hội Franc-Maçonnerie (Tam điểm)…” (tr. 201.)

Mẩu tin nầy không bị ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đảng CSVN kiểm duyệt hay gạch bỏ, có thể nhờ câu tiếp theo của bà Thu Trang: ”
Tiếp tục đọc

Chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị Thế giới

Trần Gia Phụng

Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Cuộc chiến nầy là cuộc chiến phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam, xen lẫn nhiều yếu tố chính trị quốc tế lồng trong chiến tranh lạnh toàn cầu giữa hai khối tư bản và cộng sản. Vì vậy, để góp phần soi rõ chiến tranh Việt Nam vừa qua, thiết tưởng nên đặt chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị thế giới.

1.- VẬN MỆNH VIỆT NAM TRONG TAY NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trong điều 1 hòa ước Pháp Việt ngày 6-6-1884, có đoạn nguyên văn như sau: “…Nước Pháp đại diện cho nước Nam trong các việc giao dịch với nước ngoài…” Như thế có nghĩa là từ năm 1884 tất cả những vấn đề ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp quyết định.

Đến thế chiến thứ hai (1939-1945), đế quốc Nhật Bản thao túng Đông Dương từ năm 1940, nhưng mãi đến ngày 9-3-1945, Nhật Bản mới đảo chánh, lật đổ Pháp. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945. Tuy nhiên nền độc lập quá mong manh, vì vua Bảo Đại dựa vào Nhật, mà Nhật sắp thất trận.

Tiếp tục đọc

Lột trần huyền thoại hồ chí minh

1.- HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI CHA

Theo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, của nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội), Hồ Chí Minh “sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân. Cụ thân sinh ra Người [họ Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929). ..đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học. Ðối với các con, cụ giáo dục ý thức lao động và cho học tập để hiểu “đạo lý làm người”. Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần. ” (1)
Tiếp tục đọc

Âm mưu biến ngày Quốc hận thành ngày thuyền nhân ?

Trần Gia Phụng

Sau bài “Ngày Quốc hận là ngày Quốc hận”, có nhiều e-mail hỏi người viết rằng tại sao lại có âm mưu biến ngày Quốc hận thành ngày Thuyền nhân? Câu hỏi nầy đáng lẽ phải hỏi thẳng những người âm mưu. Ở đây chúng tôi chỉ phỏng đoán lý do mà thôi. Sự phỏng đoán có thể thiếu sót, xin các bậc cao minh bổ túc thêm.

1. LÀM PHAI LẠT Ý NGHĨA NGÀY QUỐC HẬN

Ngày 30-4-1975 là ngày Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, áp đặt chế độ độc tài đảng trị trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam. Chế độ cộng sản chà đạp tự do dân chủ, giết hại dân lành, gây nhiều tội ác, trong đó quan trọng nhất là tội phản quốc, nhượng đất, nhượng biển cho Trung Cộng để duy trì quyền lực. Vì vậy dân chúng tự động đặt tên ngày 30-4 là NGÀY QUỐC HẬN.

Tiếp tục đọc

Ngày Quốc hận là ngày Quốc hận

Trần Gia Phụng

Biến cố 30-4-1975 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhiều sách báo đã viết về biến cố nầy. Nhân sắp đến ngày 30-4, ở đây chỉ xin ôn lại diễn tiến trong ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn.

1.- DIỄN TIẾN NGÀY 30-4-1975

Từ 26-4-1975, quân cộng sản bao vây Sài Gòn từ năm hướng: hướng bắc (Quân đoàn 1 CS), hướng tây bắc (QĐ 3 CS), hướng đông (QĐ 4 CS), hướng đông nam (QĐ 1 CS), hướng tây và tây nam (Đoàn 232 và SĐ 8 thuộc Quân khu 8 CS). Chiều 26-4, CS bắt đầu tấn công, đánh phá vòng đai phòng thủ bên ngoài, chiếm Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Bà Rịa, cắt đường số 4 từ Sài Gòn đi miền Tây.
Tiếp tục đọc

Cuộc chiến bốn mươi năm trước: Mùa hè đỏ lửa (1972)

An Lộc

An Lộc

Mùa hè đỏ lửa là tên một quyển bút ký chiến tranh của nhà văn Phan Nhật Nam, ghi lại những trận đánh khốc liệt vào mùa hè năm 1972. Hôm nay, bốn chục năm sau, xin sơ lược trở lại những trận đánh ghi dấu một thời oanh liệt của quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

1. NGUYÊN NHÂN

Tháng 5-1971, bộ Chính trị đảng LĐ Bắc Việt Nam đưa ra “quyết định thế tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua.” (Bộ Quốc Phòng CHXHCNVN, Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2005, tr. 644).

Tiếp tục đọc

Miền Bắc Việt Nam Sau Hiệp Định Genève (20-7-1954)

Dân miền Bắc di cư vào Nam (1954)

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp định đình chiến Genève) ngày 20-7-1954 chia hai nước Việt Nam tại sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải nằm ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.

1.- VIỆC ĐỐI NỘI

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rộng khoảng 60,900 dặm vuông (khoảng 158,340 km2),(1) do đảng Lao Động (LĐ) cai trị, Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng làm thủ tướng. Đảng LĐ chủ trương độc đảng, độc tài toàn trị, một mình nắm chặt chính quyền. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nước cộng sản đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á.

Tiếp tục đọc

Tổ Chức UNESCO Không Vinh Danh Hồ Chí Minh

Theo tài liệu được đưa lên Internet vào cuối tháng 5-2005 của tiến sĩ Phan Văn Song, hiện cư ngụ tại Paris, thì vào năm 1987, do sự vận động của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những thành phần thiên tả trong UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), ông Hồ Chí Minh (1890-1969) được đề cử vào „Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“ của tổ chức UNESCO, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm sinh niên nhà chính trị nầy (1990). Lúc đó, Tổng giám đốc UNESCO là ông M’Bow, người Phi Châu.

Quyết định đề cử Hồ Chí Minh vào „Danh sách danh nhân văn hóa thế giới“ bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Paris, nơi đặt trụ sở của UNESCO, Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh được thành lập, do ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký. Uỷ ban nầy đã hoạt động tích cực như sau: Tiếp tục đọc