Category Archives: Thời đệ I Việt Nam Cộng Hòa – Ngô gia

Tổng thống Ngô Đình Diệm


Tiếp tục đọc

Lễ cầu hồn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm tại mộ phần (Lái Thiêu – Việt Nam)

Lễ cầu hồn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu, Ông Ngô Đình Cẩn và bà cố thân mẫu Luxia Phạm thị Thân tại mộ phần (Nghĩa trang Lái Thiêu Việt Nam) Ngày 01-11-2011
Tiếp tục đọc

Viết Về Bà Ngô Đình Nhu

TranLeXuan2Tưởng niệm 50 năm chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử

http://huynhquocbinh.com/?q=node/73

Huỳnh Quốc Bình

LTG: Ngày 1 tháng 11 năm 2013 đánh dấu 50 năm chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Trong nhiều năm qua tôi có dịp đọc nhiều bài viết “bênh” và “chống” gia đình Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Công hay tội của họ đã được cả hai phía tìm cách nêu ra để thuyết phục người khác. Dù vậy trong nửa thế kỷ qua những ai còn sự tỉnh táo chắc chắn đã nhận thức rõ vì sao Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các bào đệ của Người bị sát hại để rồi sau đó đất nước Việt Nam bị lọt vào tay bọn VC khát máu.

Đọc các bài viết với những lời lẽ hạ cấp và chửi rủa người khác một cách tàn độc hay gán ép cho đối phương những tội danh gọi là “tày trời” nhưng lại không nêu ra được một bằng chứng hay luận cứ gì chính đáng… Đã cho phép người tử tế và khôn ngoan biết ngay nó đến từ đâu và tác giả của các bài viết đó viết để phục vụ ai?Theo thiển ý của tôi, đây không phải là thời điểm người Quốc Gia chống cộng thuộc hai phía bênh hay chống nhà Ngô tiếp tục bị bọn VC ly gián mà cấn ý thức rằng kẻ nội thù của dân tộc Việt Nam là đảng cướp VC và đám tay sai của chúng. Người chống cộng chân chính cần vạch trần tội bán nước của VC và thủ đoạn gian manh của bọn Tàu cộng xâm lược để thế giới cùng biết thay vì nhắm nhau mà “tác xạ”.

Tiếp tục đọc

Tiết Trực Tâm Hư

PresidentNgoDinhDiemBài Đọc Suy Gẫm: Nhân Lễ Giỗ 50 năm Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một đời vì nước vì dân được Người Việt Hải Ngoại tổ chức khắp nơi trên thế giới, blog Mười Sáu tuyển đăng bài “Cái Ghế Của Thợ Uốn Tóc” – câu chuyện tác giả Nguyễn Văn Lục mạn đàm với tác giả Vĩnh Phúc, nhân dịp cựu nhà báo BBC – Vĩnh Phúc cho tái bản cuốn: “Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm”).

Lễ Nhậm Chức Tổng Thống của Ông Diệm 1954

…..

Nguyễn Văn Lục (NVL): Nay thì xin đi vào chính nội dung cuốn sách của ông. So ra với lần xuất bản trước, 1998, lần này dày hơn đến 100 trang. Điều gì đã thêm vào như thế?

Vĩnh Phúc (VP):Thêm vào vì mình không hài lòng với lần xuất bản đầu tiên, thấy cần tìm kiếm thêm nhân chứng. Chẳng hạn tìm hiểu thêm con người của ông Ngô Đình Cẩn. Ông có cướp đoạt tài sản của người ta không, có cho bộ hạ khủng bố đối lập không? Những nhân chứng mới như Nguyễn Tường Bá, Nguyễn Tường Thiết, cháu và con trai Nhất Linh giúp soi sáng thêm về chủ tâm quyên sinh của ông Nhất Linh để phản đối chế độ? Ngoài ra còn những nhận xét, đánh giá quý báu của cụ Võ Như Nguyện, một nhân vật theo rất sát với ông Ngô Đình Khôi rồi ông Diệm. Cuộc phỏng vấn cụ Võ Như Nguyện quả thực hữu ích, vì nó củng cố thêm cho những điều tôi đã trình bày trong lần xuất bản đầu tiên.

Tiếp tục đọc

Cái Chết Của TT Ngô Đình Diệm: Một món nợ lịch sử

NgoDinhDiemChu Mỹ Dung

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam

Công Lao của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đối với Quốc Gia Việt Nam

Vì sao cái chết của TT Ngô Đình Diệm lại là một món nợ của lịch sử?

Vì đó là món nợ “quốc gia hưng vong” mà những kẻ giết người, những kẻ đã và còn đang thỏa mãn với hành động phi pháp này, cũng như những kẻ đã phỉ báng ông bằng những tội ác mà ông chưa từng bao giờ làm, phải nợ dân tộc Việt Nam một trang sử oan nghiệt: đó là vì mất ông mà quốc gia Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính, dẫn đến con đường Bắc Thuộc Hán hóa như ngày hôm nay. Một cách đơn giản những kẻ giết người họ phải nợ quốc gia dân tộc vì họ đã giết nguyên thủ quốc gia trong tình trạng đất nước đang dầu sôi lửa bỏng cần sự dìu dắt của ông.

Tiếp tục đọc

Cuộc di cư vĩ đại chạy trốn Cộng Sản 1954 – 1955

Bài này trích trong quyển “Chính Biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm” của tác gỉa Ngô Đình Châu, do nhà báo THẰNG MÕ San Jose xuất bản năm 2009, nơi trang 56 với tiêu đề:

Cuộc di cư vĩ đại chạy trốn Cộng Sản 1954-1955

Trong những năm đầu tiên của chế độ, khi toàn dân cùng với chính quyền bắt tay vào việc xây dựng đất nước, thì đã gặt hái được những thành quả ngoạn mục như sau:

Tiếp tục đọc

Viết cho ngày 01 tháng 11

Đối với phần lớn người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì sự kiện ngày 01 tháng 11 năm 1963 mãi mãi là một cơn ác mộng, Nhất là bản tin ngắn được phát đi vào khoảng 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11, loan báo về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã thực sự làm suy sụp tinh thần của hầu hết đồng bào di cư, nhất là đồng bào công giáo. Đối với hầu hết người Bắc di dân thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một hồi chuông báo tử cho nền cộng hòa ở miền Nam. Những giáo dân di cư, trong đó có cả ông tôi, đã mường tượng một ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài gòn, và một cuộc “di cư” nữa để lánh nạn cộng sản sẽ diễn ra sau đó.

Ngô Tổng Thống Muôn Năm

Tiếp tục đọc

Lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (năm thứ 49, 1963 – 2012)

Được tổ chức vào ngày thứ sáu 02.11.2012 trên mạng lưới Paltalk “Diễn đàn hội luận phỏng vấn hiện tình Việt Nam”, lúc 11:00 Am Cali, 1:00 Pm Houston, 2:00 Pm New York, 19:00 Paris, 1:00 Am Việt Nam và 3:00 Am (thứ bảy ngày 03.11.2012) Canberra Úc Châu

Tiếp tục đọc

Bà Ngô Đình Nhu khuê danh Trần Lệ Xuân

TranLeXuan1Ngô Đình Châu

Lời của người chuyển bài : Trần Hữu Phái

Kính thưa quý Diễn Đàn.

Tiếp theo nhận định của quý ông Trần Bá Đàm, Vũ Linh Châu, cụ Nguyễn Phước Đáng … về danh từ “Đệ Nhất Phu Nhân: giành cho bà Ngô Đình Nhu. “Ngoài chức vụ dân biểu Quốc Hội, bà Nhu còn là chủ tịch Phong trào “Phụ nữ Liên đới”. Khi tiếp quốc khách, bà Nhu đóng vai trò Đệ nhứt Phu nhân vì Tổng thống độc thân”. Tôi xin phép tác gỉa Ngô Đình Châu được chuyển một số phân đoạn viết về bà Ngô Đình Nhu, có in trong quyển ” Chính Biến 1-11-1963 & Tổng Thống Ngô Đình Diệm” lên các Diễn Đàn với tiêu đề như sau :

Bà NGÔ ĐÌNH NHU khuê danh TRẦN LỆ XUÂN

Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, thường được gọi là bà Ngô Đình Nhu. Bà Ngô Đình Nhu là một gương mặt phụ nữ then chốt trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cho đến khi anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị thãm sát năm 1963, đến nay tên tuổi bà vẫn còn được nhắc đến.

Bà Trần Lệ Xuân sinh tại Huế, nhưng cũng có tài liệu ghi là bà sinh tại Hà Nội. Bà là cháu gái vua Đồng Khánh và là ái nữ của luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, và đã tốt nghiệp tú tài Pháp.
Tiếp tục đọc

Ông Cao Xuân Vỹ kể việc Ông Ngô Đình Nhu bí mật gặp Ông Phạm Hùng ở khu rừng Tánh Linh Bình Tuy

Ông Cao Xuân Vỹ

Như đã hứa, (1) ông Cao Xuân Vỹ, sau ba lần vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đã vui lòng dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc một số hồi ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi về hợp tác với chính phủ Ngô Đình Diệm với tư cách là người phụ tá thân cận của ông Ngô Đình Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

1. Hỏi: Thưa ông, nghe nói ông cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh?

Đáp: Phải. Tôi người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu ở về phía biển, còn ông Hồ ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn về phía núi.

2. Hỏi: Ông có thể cho biết gia đình ông có liên hệ gì với gia đình ông Hồ không?

Đáp: Tôi được biết ông cố tôi là cụ Cao Xuân Dục, thượng thư bộ học thuộc triều đình Huế có giúp đỡ thân phụ ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc về tài chính và khuyến khích, giúp đỡ ông ấy nhiều trong việc học hành để có thể đi thi và đậu phó bảng. Một phần vì ông Nguyễn Sinh Sắc là bạn học với ông nội tôi là Cao Xuân Tiếu. Đây là hình căn nhà ông nội tôi cho ông cử Sắc. (Ông Vỹ đưa xem hình căn nhà.)

Tiếp tục đọc

Việt Nam Cộng Hòa – Những vì sao thời lửa đạn

SOLDIERS IN OUR EYES
Vinh danh những người lính MỸ và VNCH anh hùng ,đã chiến đấu bảo vệ nền ĐỘC LẬP-TỰ DO-DÂN CHỦ cho Việt Nam


Tiếp tục đọc

Chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị Thế giới

Trần Gia Phụng

Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Cuộc chiến nầy là cuộc chiến phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam, xen lẫn nhiều yếu tố chính trị quốc tế lồng trong chiến tranh lạnh toàn cầu giữa hai khối tư bản và cộng sản. Vì vậy, để góp phần soi rõ chiến tranh Việt Nam vừa qua, thiết tưởng nên đặt chiến tranh Việt Nam trong toàn cảnh chính trị thế giới.

1.- VẬN MỆNH VIỆT NAM TRONG TAY NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trong điều 1 hòa ước Pháp Việt ngày 6-6-1884, có đoạn nguyên văn như sau: “…Nước Pháp đại diện cho nước Nam trong các việc giao dịch với nước ngoài…” Như thế có nghĩa là từ năm 1884 tất cả những vấn đề ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp quyết định.

Đến thế chiến thứ hai (1939-1945), đế quốc Nhật Bản thao túng Đông Dương từ năm 1940, nhưng mãi đến ngày 9-3-1945, Nhật Bản mới đảo chánh, lật đổ Pháp. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945. Tuy nhiên nền độc lập quá mong manh, vì vua Bảo Đại dựa vào Nhật, mà Nhật sắp thất trận.

Tiếp tục đọc

Ngày Quân Lực 19.06 sống mãi trong lòng người Việt tha hương

Đặng thiên Sơn

Trong thời kỳ chiến tranh Quốc – Cộng giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam, vai trò quân đội của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu nổi bật trên sân khấu chính trị miền Nam khi các tướng lãnh đứng ra làm cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Vào sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi dân chúng Sàigòn hay tin TT. Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết chết, thi thể hai người được đưa về trình diện Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng tại Bộ TTM. Thì tại Cục “ R ”, Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứa con đẻ của Cộng Sản Bắc Việt mừng rỡ thốt lên : “ Người Mỹ đã làm giùm chúng tôi điều mà 9 năm chúng tôi không làm được ”. Và Nguyễn Hữu Thọ đã ví cuộc đảo chính và cái chết của TT. Diệm : “Chẳng khác nào quà tặng từ trên trời rơi xuống”.(Theo Richard M. Nixon, No More Vietnams, Arbor House NY, 1985, tr. 72).

Sau cuộc đảo chánh, Đại tướng Dương Văn Minh tạm thời lên nắm quyền. Nhưng chỉ hai tháng sau, tức ngày 30 tháng 1 năm 1964, tướng Nguyễn Khánh đã làm cuộc “chỉnh lý” hạ bệ Dương Văn Minh.

Tiếp tục đọc

Ngày Quân Lực 19 tháng 6

Ðể kỷ niệm ngày Quân Lực 19 tháng 6 nhiều hội đoàn và Hội Cựu Quân Nhân đã chuẩn bị cử hành lễ kỷ niệm này và nhiều bài vở trên báo chí cũng như tài liệu đã nói rất nhiều về QLVNCH.

Có hàng trăm vấn đề liên quan đến quân đội VNCH mà nếu viết thành sách hẳn phải dùng hàng ngàn trang giấy mới tạm đủ chỗ. Là một tập thể hàng triệu người thuộc nhiều ngành khác nhau, nhà nào cũng có thân nhân gần phục vụ quân đội. Tập thể đông đảo này đã tạo ảnh hưởng mạnh vào nếp sống văn hóa xã hội của quần chúng từ thành thị đến nông thôn Miền Nam.

Quân lực VNCH không phải chỉ phục vụ đất nước bằng cuộc chiến đấu chống địch ngoài chiến trường không thôi. Công lao vĩ đại của quân đội đối với Tổ Quốc và nhân dân còn bao gồm những đóng góp quan trọng của cá nhân quân nhân và của các ngành chuyên môn hay đơn vị về nhiều lãnh vực khác ngoài lãnh vực quân sự và nhiệm vụ chiến đấu. Tiếc rằng lâu nay ít người lưu ý tới.

Tiếp tục đọc

Tung cánh chim tìm về tổ ấm

Tung cánh chim tìm về tổ ấm
Chỉ nghe một câu ngắn ngủi này thôi là người dân miền Nam ngày trước ai cũng biết và nghĩ ngay tới chương trình Chiêu hồi của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trước 75.
Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh
Đó là 4 câu đầu của bài hát Ngày về của Hoàng Giác mà người miền Nam ngày trước ai cũng nằm lòng.
Ngày về là một bài hát nổi tiếng, tiêu biểu của loại nhạc tiền chiến do nhạc sĩ Hoàng Giác sáng tác năm 1947.

Hoàng Giác sinh năm 1924, gốc làng Chèm, xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Hoàng Giác được theo học ở Trường Bưởi, một ngôi trường rất nổi tiếng thời đó. Bạn học cùng lớp với ông nhiều người sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng như Dzoãn Mẫn, Ngọc Bích và Đoàn Chuẩn. Họ đều thuộc dòng nhạc tình lãng mạn, sáng tác không nhiều, nhưng lại được nhiều người biết đến. Đó là những nghệ nhân tài hoa thực sự trong làng âm nhạc VN nửa đầu thế kỷ 20 và đã có công rất lớn tạo nên nền tân nhạc nước nhà. Họ đều để lại những ca khúc bất hủ, vượt thời gian mà bất cứ ai yêu nhạc cũng đều biết đến.