Category Archives: Lưu Nguyễn Đạt

Chúng tôi còn hồn Nước

anh bán nước chúng tôi còn hồn nước
gửi gấm đây từng mảnh vụn tâm nguyên
lòng khao khát giữa điêu linh tai ngược
khiến nô dân sực nhớ lại nhân quyền

anh bán đảo biển sau và tổ quốc
từng cột ranh từng núi tản đồi nghiêng
từng ngọn suối hoang mang nay bắc thuộc
nhưng không sao bản nổi cả linh thiêng

anh bán đứng bao nhiêu thế hệ Việt
bằng hận thù và lừa lọc u mê
bằng doạ nạt từ đỉnh cao đảng phiệt
khiến toàn dân chậm tiến mãi lết lê

Tiếp tục đọc

Muốn Chống Ngoại Xâm Hãy Dẹp CSVN và Xây Dựng Lại Chính Nghĩa và Quyền lực Dân Tộc

https://i0.wp.com/phiatruoc.info/wp-content/uploads/2012/07/Bieu-tinh-HN-07222012-Reuters.jpgTiểu luận này đã được soạn và đăng trên Diễn Đàn Việt Thức và nhiều điện báo trên toàn cầu từ November 5, 2011. Vì tình hình tại Đông Nam Á vẫn khẩn trương dưới áp lực mỗi lúc mỗi táo bạo của CSTQ, trong khi CSVN thêm tham nhũng bất trị, tiếp tục hèn với giặc, ác với dân, nên chúng tôi thấy cần cập nhật bài biên khảo trên và cho đăng lại vào December 1, 2012. Trân trọng, Lưu Nguyễn Đạt

Chúng ta đã thấy rõ nạn ngoại xâm bởi Đế quốc Hán Cộng là một thực trạng lịch sử, gần đây thêm sôi động bởi những hành vi hống hách của bá quyền Bắc Kinh nhằm thôn tính Biển Đông và toàn bộ Khu Đông Nam Á, trong đó có chư hầu ý thức hệ là CSVN. Nạn ngoại xâm bởi Đế Quốc Hán Cộng chỉ là hậu quả thanh toán nợ nần quân bị chiến lược giữa những chế độ chuyên trị cướp đất, cướp dân, giữa những tên đầu nậu quốc tế buôn bán súng đạn, ranh giới, đảo rừng, và quyền thế đảng phiệt;

Tiếp tục đọc

Từ diễn biến Hoà Bình tới diễn tiến Dân Chủ

Lưu Nguyễn Đạt, TS.LS.
June 30, 2012

Khái niệm “Diễn Biến Hoà Bình”, chuyển ngữ mộc mạc từ “Peaceful Evolution”, nhắc tới một chủ thuyết có tính cách sách lược, phát khởi trong thời Chiến tranh Lạnh, bởi John Foster Dulles,[1] cựu Tổng trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong thập niên 1950. Sách lược này chủ trương một [a] “tiến trình chuyển đổi” từ thể chế độc tài toàn trị sang thể chế dân chủ [b] bằng con đường hoà bình [c] tại các quốc gia cộng sản.[2]

I. Phản Ứng và Lo Ngại của Khối Cộng Sản

Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã chống lại “diễn biến hòa bình” từ năm 1959.[3] Một mặt Mao Trạch Đông chê Nga Xô chuyển mình theo chủ nghĩa xét lại qua chiêu bài “sống chung hoà bình”[4] của Nikita Khrushchev, mặt khác khởi xướng và dùng chiêu bài “Đại cách mạng văn hóa” hay “Văn cách” trong suốt 10 năm từ năm 1966-1976, để loại bỏ những phần tử “tư sản tự do” — trong đó có đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ — và đánh phủ đầu những đảng viên bất đồng ý kiến khác như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài…

Tiếp tục đọc

Những Suy Nghĩ Về Ngày 30 Tháng Tư

1. Nguyễn Thị Thanh Bình: Tôi cố tình dành một khoảng trống cho tên gọi ngày 30-4… Xin bạn thử tìm một tên gọi khác cho ngày này, ngoài những chữ vẫn được gọi kêu thông thường như ngày Quốc Hận, Tháng Tư Đen, ngày Giải Phóng hay ngày Đại Thắng Mùa Xuân…? Và tại sao bạn lại muốn gọi như thế?

Lưu Nguyễn Đạt: Tôi mượn lời của nhà biên khảo Nguyễn Vĩnh-Tráng [1] khi ông đảo ngược “30 tháng Tư” để Tưởng niệm Ngày “30 thứ Tang”. Đó là thời điểm khởi đầu của những giai đoạn tang chế, đau buồn, tang thương di căn:

  • của toàn thể quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà, bị dồn vào thế thất thủ, hàng binh; bị tù đày, hành hạ, ám hại; bị tước đoạt danh dự, nhân cách và đời sống ngay từ ngày 30 tháng Tư 1975; Tiếp tục đọc

Aung San Suu Kyi: Cuộc Tranh Đấu Cho Dân Chủ Tự Do của Miến Điện

Luu Nguyen Dat TS.LS.

I. Aung San Suu Kyi là ai?

Aung San Suu Kyi tiêu biểu cho cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ của Miến Điện.

Bà sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945 tại Rangoon, Miến Điện.[1] Thân sinh Bà, Tướng Aung San, là vị anh hùng bị sát hại bởi phe thù nghịch trong cuộc giải phóng giành độc lập cho Miến Điện và thân mẫu Bà, Khin Kyi, là một nhà ngoại giao lỗi lạc.

Sau trung học, năm 1960, Bà sang học tại New Delhi, khi thân mẫu Bà nhận làm Đại Sứ Miến Điện tại Ấn Độ.  Sau đó, Bà sang Luân Đôn, Anh Quốc học tại Oxford Universty.

Năm 1972, Bà kết hôn với Michael Aris, một viện sĩ tại Đại Học Oxford. Bà sinh được hai trai, Alexander [1973] và Kim [1977].

Tiếp tục đọc

Nói về thơ

Lưu Nguyễn Đạt

Nói về thơ gần như sống trong thơ một lần nữa. Đó cũng là cảm nhận dây chuyền, khi tình cờ gần gũi với dòng thơ. Thơ, vốn nội tâm, là niềm vui, nỗi buồn từ cuộc sống. Thơ vào đời và đời cũng nhập thơ. Như dòng nước với nụ cười; như hơi thở của sóng vơi.

Trong thơ, biển cả đã đổi màu, huyền biến vu vơ, trong tầm mắt và chiều sâu của hồn người thi sĩ. Tình yêu cũng vậy, qua lời lẽ ẩn vùi nhiệt độ, đã hoá chất thơ thành thứ ánh sáng tuyệt mỹ, sau và trước cả mọi bình minh, như tia nắng cuối cùng giữa lòng đêm và ngọn lửa rừng vừa chợt tắt, khi vạn vật còn hoang mê, chìm đắm, và chữ nghĩa còn lang bạt, lạnh nguồn.

Thơ đôi khi cũng yêu sách, đòi hỏi. Đòi hỏi mình và yêu sách cả cuộc đời. Đòi dòng sông nhập thành biển cả. Hỏi sao nguồn cảm hứng ngược dòng khơi. Yêu hạt sương tích tụ thành mây.

Tiếp tục đọc

Rượu lửa

uống đi rượu lửa chưa say
đất buồn còn lạnh cánh mây xoá rừng
cát vàng nước mất lưng chừng
cơn đau thấm buốt nỗi mừng buông trôi

uống đi cạn vực biển người
sóng nghiêng ngọn biếc giữa đời ly du
phân vân tách gió nghịch thù
đường đi chưa tới ngàn thu còn dài

uống đi rượu lửa nguyên khai
mực khô bút ngại ý phai nhạt hồn
chữ buông bóng ngả vuông tròn
nước buông dân hạ thân mòn đong đưa

Tiếp tục đọc

ÂN TÌNH

thân tặng Phạm Cao Dương

bút thơm ngọn quế viễn huyền
ươm bằng nước mắt qua miền thương đau
biển cao ngọn sóng đổi màu
vực sâu bóng tối nối đầu thời gian

em đi hay đã vội vàng
bỏ quên ánh bạc trên màng sông hương
để rồi sương khói bốn phương
ngập trên đất mẹ còn vương bóng người

bao giờ rừng cũ xanh tươi
cát vàng thôi thúc ngàn khơi nối thềm
bao giờ nhân nghĩa vợi đêm
đón mừng tia nắng hiện nguyên ân tình

Lưu Nguyễn Đạt
Virginia, December 7, 2011

Giải Pháp Khả Thi của Dân Tộc Tự Quyết Giải Trừ Ách Cộng Sản

“Giải pháp” là phương pháp hay cách thức giải quyết một vấn đề nan giải, cụ thể nào đó. Vấn đề cần giải quyết ở đây là làm sao Giải Trừ Chế độ cộng sản tại Việt Nam.  Bằng cách nào?

 

“Giải pháp khả thi” không phải là tìm cách giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng, mà thực sự là chia tách những khó khăn của vấn đề, nhằm thoát khỏi bế tắc, và cuối cùng đưa ra một số giải đáp đúng, có thể thực hiện được, trong những hoàn cảnh thuận tiện, thích nghi nhất.

Vậy không gian của giải pháp khả thi giải trừ CSVN là tại Việt Nam, chính là trong nước với gần 90 triệu người dân, phụ là tại hải ngoại, đối với các cơ sở ngoại vi, nằm vùng.  Thời gian giải trừ là ngay bây giờ và cho tới khi đạt tới kết quả “khả chấp”, khi đa số người dân vùng lên chống đối, tẩy chay, ly khai hay lật đổ chính quyền; khi cấp lãnh đạo và đoàn ngũ CSVN tan rã, mất tư cách và khả năng quản trị đất nước, mất uy tín quốc gia.

Tiếp tục đọc

Tập Thể Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại có thể làm gì khi Siêu thị Géant Casino Massena tại Paris 13 treo cờ CSVN

TS-LS. Lưu Nguyễn Đạt
November 12, 2011

I. Xác Định Sự Việc:

1. Trong tuần đầu tháng 11 vừa qua, đại sứ CSVN tại Pháp, Dương Chí Dũng và Ban giám đốc siêu thị Géant Casino Massena đã tới khánh thành Tuần lễ nông thủy sản thủ công nghệ Việt Nam tại siêu thị đặt tại Quận 13 Paris, Pháp, với ồ ạt cờ đỏ sao vàng treo khắp nơi trong cơ sở thương mại.

2. Về mặt pháp lý, giao kèo ký kết hợp tác thương mại giữa Supermarché Géant  Casino Massena [GCM] và đại diện Bộ Kỹ Nghệ và Thương Mại của CSVN là một hành vi hợp tác kinh doanh hợp pháp.  Nhà kinh doanh GCM có toàn quyền trưng bày hàng hoá hợp pháp đó tại cơ sở thương mại của họ, với những sáng kiến trang trí gồm lời chào mừng, bảng hiệu, cờ quạt được đối tác cung cấp và được ban giám đốc GCM chấp thuận. Tiếp tục đọc

Tư Cách và Vai Trò Trí Thức Đối Diện “Thư Ngỏ” Gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam

TS. LS. Luu Nguyen Dat
Ngay sau khi được công bố vào ngày 21 tháng 8 năm 2011, với chữ ký của 36 vị “trí thức” đang sinh sống tại hải ngoại, “Thư Ngỏ gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam về Hiểm Hoạ Ngoại Bang và Sức Mạnh Dân Tộc”[1] đã khơi động một số phản ứng chống đối ồ ạt.
Lý do chính là đa số người Việt hải ngoại là những tỵ nạn cộng sản, dù 36 năm đã qua, vẫn cảm thấy căn cước chung của họ bị “vi phạm” bởi hành động bất tất của những người “đồng ký tên” trên.  Lý do phụ là sự công phẫn đôi khi có tính cách cá nhân, với những lời lẽ mạt sát nặng nề, khi có dịp chỉ trích giới “trí thưc”.  Đôi khi sự phẫn nộ còn có tính cách dây chuyền, căn cứ vào lời lẽ bất bình của người vừa phẫn nộ.

TS-LS. Lưu Nguyễn Đạt: Những Nhận Định Về Hồi Âm của GS Vũ Quốc Thúc

Với tất cả sự kính cẩn tối đa dành cho các vị trưởng thượng khả trọng, người viết xin được phép nhận định về “Hồi Âm của GS Vũ Quốc” liên quan tới phản ứng chính đáng của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại đối với “Thư Ngỏ” của 36 vị “trí thức” đồng thuận ký tên vào ngày 21 tháng 8 năm 12011, tại “nước ngoài”.

Ba bài tham luận mà người viết đã đăng trên http://www.vietthuc.org và một số websites & blogs liên mạng trên toàn thế giới– [1] “Tư Cách và Vai Trò Trí Thức Đối Diện “Thư Ngỏ” Gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam”, [2] “Văn Bằng Đại Học Thật hay Giả: Biết Thì Tiến”, và [3] “Cộng Sản Việt Nam: Có Chính Danh, Chính Nghĩa, Có Dân Chủ và Pháp Trị Hay Không?” đều được thảo một cách cẩn mẫn, sau khi xem xét các tài liệu liên hệ, và đối chiếu từng ngôn từ mà Quý Vị sử dụng trong những tài liệu liên quan tới hồ sơ dẫn thượng.

Tiếp tục đọc

Cộng Sản Việt Nam: Có Chính Danh, Chính Nghĩa, Có Dân Chủ và Pháp Trị Hay Không?

TS-LS. Lưu Nguyễn Đạt
Trong dịp “Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại, GS Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc xác định CSVN là một “chính quyền chính thức[governement légal], có “chính danh” [légalité],nhưng lại phân biệt: “Đối với những người chống cộng, thì nhóm C.S đang nắm quyền ở Việt Nam không có chính nghĩa [légitimité] vì đã chiếm quyền dưới vĩ tuyến 17 bằng bạo lực, trái với các hiệp định đã ký kết ở Paris năm 1973…” [1]
Sau đó GS Vũ Quốc Thúc còn nhấn mạnh: “Chúng ta – những người sông yên ổn ở hải ngoại – có bổn phận ủng hộ họ : thư ngỏ là một hành động yêu nước , phục vụ dân chủ , phục vụ RULE OF LAW .[2]

Văn Bằng Đại Học Thật hay Giả: Biết Thì Tiến

Trong “Thư Ngỏ gửi Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam về Hiểm Hoạ Ngoại Bang và Sức Mạnh Dân Tộc”[1] có phần nhận định như sau: “…Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên …”.

Tuy không thấy 36 tác giả/đồng ký tên cho biết những con số trên xuất xứ từ đâu, nhưng độc giả tạm coi là khả chấp và mừng biết bao cho vận mệnh dân tộc Việt Nam ta hưng khởi như vậy.

Tuy nhiên chúng ta muốn biết là những con số “hơn 3 triệu” và hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên …” phản ánh tổng số văn bằng đại học thật? hay lẫn cả học vị giả của giới trí thức Việt Nam? Tiếp tục đọc